BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM
8.1 Chuyện cũ kể lại rằng: Ngày xưa, nhà bác học Acsimét đã dùng gương cầu lõm lớn tập trung ánh sáng mặt trời để đốt cháy chiến thuyền quân giặc. Acsimét đã dựa vào tính chất nào của gương cầu lõm? Hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm để thực hiện ý tưởng nói trên của Acsimét bằng những gương phẳng nhỏ.
Đáp án: Xếp các gương phẳng nhỏ theo hình một chỏm cầu, mặt phản xạ tạo thành mặt lõm của gương cầu. Hướng gương cầu lõm lắp ráp này về phía Mặt trời. Điều chỉnh cho chỗ ánh sáng hội tụ đúng vào thuyền giặc (Hình 8.1).
8.2 Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần mặt gương, độ lớn của ảnh thay đổi như thế nào?
Đáp án: Mặt lõm của thìa, muôi, vung nồi có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Vật càng gần gương ảnh ảo càng nhỏ.
8.3 Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.
Đáp án:
Ta đã biết ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng:
8.2 Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần mặt gương, độ lớn của ảnh thay đổi như thế nào?
Đáp án: Mặt lõm của thìa, muôi, vung nồi có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Vật càng gần gương ảnh ảo càng nhỏ.
8.3 Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.
Đáp án:
Ta đã biết ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng:
A1B1
< AB (1)
Mặt khác ta lại biết ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lại lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng:
A2B2
> AB (2)
So sánh (1) với (2) suy ra:
A2B2
> AB > A1B1
nghĩa là A2B2
> A1B1
No comments:
Post a Comment