Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

BÀI 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

3.1 Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt trời bị nửa kia của Trái đất che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày, khi Mặt trăng che khuất Mặt trời, không cho ánh sáng Mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
C. Ban ngày, khi Trái đất che khuất Mặt trăng.
D. Ban đêm, khi Trái đất che khuất Mặt trăng.

Đáp án: B
Giải thích

3.2 Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng mặt trời.
B. Ban đêm, khi Mặt trăng không nhận được ánh sáng mặt trời vì bị trái đất che khuất.
C. Khi mặt trời che khuất mặt trăng, không cho ánh sáng từ mặt trăng tới Trái đất.

Đáp án: B

3.3 Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch?

Đáp án: Vì đêm rằm Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, Trái đất mới có thể chặn ánh sáng Mặt trời không cho chiếu sáng Mặt trăng.

3.4 Vào ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8m và cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng mặt trời đều song song với nhau?

Đáp án: Vẽ hình theo đúng tỉ lệ xích quy định 1cm ứng với 1m. Sau đó dùng thước đo chiều cao cột đèn. Chú ý rằng, ánh sáng mặt trời chiếu xuống là chùm sáng song song, cái cọc và cột đèn đều vuông góc với mặt đất.  

No comments:

Post a Comment